“Tứ Đại Mỹ Kiều” Niềm Tự Hào Của Thành phố Đà Nẵng
Nếu quý khách có cơ hội đi du lịch, tham quan, trải nghiệm tại miền Trung. Hãy ghé ngang thành phố trẻ Đà Nẵng, năng động, với nhiều danh lam thắng cảnh. là một trong những thành phố đáng sống nhất ở Đông Nam Á, thành phố với núi trong long lòng phố, phố trong lòng biển khơi.
Đà Nẵng được biết đến với danh hiệu: Thành phố pháo hoa của Việt Nam, không chỉ vậy với bờ biển dài và nổi tiếng là 1 trong những vinh đẹp nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chon: Vịnh Mỹ Khê.
Không chỉ có vậy mà Đà Nẵng cuốn hút nhiều du khách trong và ngoài nước bởi dòng sông Hàn êm đềm và thơ mộng, nơi nối Đà Nẵng với biển khơi. Để khám phá hết vẻ yêu kiều, thướt tha đến kiêu sa vẻ đẹp của 4 cây cầu “TỨ ĐẠI MỸ KIỀU” bắt qua dòng sông Hàn thơ mộng bằng du thuyền Đà Nẵng là trải nghiệm tuyệt vời nhất mà chính con người Đà Nẵng đã tạo ra.
- Cầu Sông Hàn
- Cầu Rồng
- Cầu Trần Thi Lý
- Cầu Liên Chiểu – Thuận Phước
1. Cầu quay Sông Hàn – Cầu quay 90 độ đầu tiên của Việt Nam
Hiện tại Đà Nẵng có 06 cây cầu được bắt qua sông Hàn, mỗi cây cầu với một vẻ đẹp và độ kiêu sa, hoành tráng về mặc thẩm mỹ khách nhau. Nhưng Cầu sông Hàn được coi là biểu tượng của thành phố du lịch này (Hiện tại các logo tên đường đều in hình Cầu Sông Hàn)
Là cây cầu duy nhất tại miền Trung, Việt Nam với vẻ đẹp độc đáo với phong cách, kiến trúc hiện đại, vừa có chức năng giao thông đường bộ, đường thủy. Đặc biệt đây là điểm nhấn của du lịch thành phố Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn được xây dựng bằng sự đóng góp của quân và dân Đà Nẵng, cũng có ý nghĩa to lớn đối với người dân Đà Nẵng và Việt Nam, Cầu sông Hàn cũng là cây cầu dẫn nước hiện đại đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và xây dựng dưới sự chỉ đạo của cố chủ tịch thành phố Nguyễn Bá Thanh.
Năm 1998, cầu sông Hàn tại Đà Nẵng chính thức được khởi công xây dựng, trong 2 năm, đến năm 2000 chính thức thông xe nối đôi bờ sông Hàn. Thời điểm năm 2000 Đà Năng chính thức dẹp dến phà sông Hàn sau nhiều năm.
Cầu Sông Hàn dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp 33m, nối hai trục đường chính của TP Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông.
Khả năng xoay 90 độ là điểm nổi bật nhất của cầu sông Hàn. Phần giữa của cầu được chia làm hai và có thể quay 90 độ quanh trục dọc theo hướng dòng chảy của sông, mở ra một lối đi rộng dành cho các tàu lớn khi cập cảng Đà Nẵng.
Kể từ khi cầu sông Hàn nối liền hai bờ sông Hàn, thời gian quay của cầu đã nhiều lần được thay đổi, để tiện lợi hơn cho việc đi lại và phục vụ nhân dân. Lần gần đây nhất, vào ngày 14/10/2016, lịch quay Cầu sông Hàn thay đổi vào các cuối tuần
Từ thứ Hai đến thứ Sáu, cầu sẽ quay theo lịch trước đó, tức là mở cửa lúc 1 giờ sáng và đóng cửa trước 2 giờ sáng, nhưng nếu có tàu lớn thì 4 giờ sáng hôm đó sẽ đóng cửa. Đặc biệt thứ 7 và chủ nhật cầu sẽ thay đổi từ 23 giờ sang 24 giờ của ngày hôm đó.
Buổi tối, dạo chơi trên du thuyền sông Hàn, quý khách sẽ nhìn thấy ánh sáng của đèn điện, như hiện lên nguyên mẫu của cây cầu như ban ngày, với bóng cầu đổ xuống dòng sông lung linh. Khung cảnh khó tả này quyến luyến du khách không chỉ về nét đẹp lung linh mà quý khách có thể lưu lại những hình ảnh đẹp nhất về cây cầu này.
Tản bộ dọc bờ sông Hàn, cảm nhận sự trong lành dễ chịu, gặp gỡ những người miền trung hiếu khách, hiền hoà và ngắm nhìn khung cảnh ven sông. Nhìn đối diện bên kia sông là vô số quán cà phê, quý khách sẽ muốn bước vào để thưởng thức những bản nhạc du dương, đắm mình trong không gian nhạc sống, nhâm nhi ly cà phê nóng hổi.
2. Cầu Rồng Phun Lửa – Biểu tượng mới của Đà Nẵng
Là cây cầu độc nhất vô nhị nối 2 bờ Sông Hàn thuộc Quận 3 và Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam. Cầu Rồng đã trở thành biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng mà không một du khách nào có thể bỏ lỡ khi đã đặ chân đến nơi này. Tuy nhiên, ít ai biết được lịch sử hình thành của cây cầu này. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá lịch sử của cây cầu, cùng với một số sự thật đáng kinh ngạc mà nhiều quý khách chưa hề biết.
Xứng đáng với tên gọi, cầu hình nguyên dáng 1 con rồng bắc qua nối đôi bờ sông Hàn, với chiều dài 666 m, rộng 37,5m. Cây cầu có tổng kinh phí xây dựng gần 1,500 tỷ đồng (thời điểm năm 2013), với tổng cộng 6 làn xe, được giao long lần đầu vào ngày 29/03/2013 nhân kỷ niệm 38 năm giải phóng TP Đà Nẵng. Nếu bạn chưa biết, thiết kế của Cầu Rồng có liên quan đến sự tiến bộ trong nghệ thuật kiến trúc mới của thành phố Đà Nẵng.
Đó là kết quả của một cuộc thi thiết kế giữa các kiến trúc sư nổi tiếng, nhằm tìm ra thiết kế đặc biệt nhất cho cây cầu này. Hai kiến trúc sư người Mỹ đã thiết kế con rồng bay giành chiến thắng.
Cầu Rồng chính thức khởi công xây dựng vào ngày 19/07/2009, với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, bắt đầu từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho dự án Cầu Rồng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 08 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ…. Cuối cùng, thiết kế cầu rồng của công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc. (Mỹ) đã vượt qua 17 thiết kế còn lại giành giải cho ý tưởng thể hiện hình dáng con rồng bắc qua sông Hàn ra biển.
Đặc biệt hơn nữa vào lúc 21h00 thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, “Cầu Rồng” sẽ phun lửa và phun mưa bằng công nghệ hiện đại để sông Hàn thêm sinh động và quyến rũ. Đầu tiên phun lửa 2 lần, sau đó phun nước 3 lần. Đây cũng là điểm nhấn mới lạ, thu hút nhiêu du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng.
Đặc biệt khi bạn ngồi trên tàu du lịch, du thuyền sông Hàn Đà Nẵng, quý khách có thể chiêm ngưỡng tổng thể hình dáng của “con rồng thép” uyển chuyển, lấp lánh, lung linh của 15.000 bóng điện led được bố trí toàn cây cầu.
3. Cầu Liên Chiểu – Thuận Phước
Nói đến Miền Tây người ta tự hào có Cầu Mỹ Thuận, và nước Mỹ người ta tự hào có cầu Cổng Vàng. Và khi nói về Đà Nẵng người ta nghĩ ngay đến cây cầu Liên Chiểu – Thuận Phước. 3 cây cầu nhìn na ná rất giống nhau về thiết kế. Nhưng có rất nhiều điểm khác nhau, nào chúng ta cùng khám phá nhé!
Cầu Liên Chiểu – Thuận Phước được khởi công và hoàn thành vào năm 2009. Cầu Thuận Phước có công nghệ hiện đại tiên tiến nhất trên thế giới, là biểu tượng của sự hội nhập quốc tế giửa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Cầu Thuận Phước tọa lạc tại vị trí giửa 2 quận Hải Châu và quận Sơn Trà, đặc biệt hơn là gần ngay cửa vịnh Đà Nẵng, là nơi con sông Hàn hòa mình vào biển cả bao la. Cầu Thuận Phước là con đường huyết mạch nối hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa dọc bờ sông Hàn, hoàn thiện hệ thống giao thông ven biển từ hầm Hải Vân qua bán đảo Sơn Trà về thẳng đến đô thị cổ Hội An.
Cầu Thuận Phước được thiết kế với kết cấu cầu hiện đại, tạo điểm sáng, không quá phức tạp, công nghệ thi công hiện đại nhất thời điểm bấy giờ được áp dụng trên toàn thế giới để đảm bảo tính khả thi, an toàn cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ thi công.
Cầu Liên Chiểu – Thuận Phước chính thức thông xe vào ngày 19/07/2009, với tổng chiều dài 1856 m, trong đó có cầu treo dây võng dài 655 m dẫn hai đầu Liên Chiểu – Thuận Phước. Mặt cầu rộng 18 m, quy mô 4 làn xe (ô tô và xe máy), 2 vỉa hè và 2 lối đi dành cho xe đạp và các loại xe cơ bản khác.
Ngoài ra, công ty thiết kế ánh sáng chuyên nghiệp Philips còn lấy hình ảnh cánh chim vươn ra biển làm ý tưởng ánh sáng cho cây cầu này, đồng thời sử dụng hệ thống đèn LED công nghệ hiện đại, mới nhất được hãng sử dụng trên các cây cầu nổi tiếng trên thế giới, để làm nổi bật kiến trúc hoành tráng và vẻ đẹp kiêu sa như một dãi lụa của cầu Liên Chiểu – Thuận Phước
Nếu như cầu sông Hàn là cây cầu đầu tiên đánh dấu mốc phát triển đô thị, chứng kiến sự chuyển mình của Đà Nẵng ở phía đông sông Hàn. Ngoài ra cầu Rồng và cầu mới Trần Thị Lý mang hình tượng rồng và cánh buồm căng tràn sức sống, vươn ra biển lớn, thể hiện sự phát triển lớn mạnh không ngừng của quân và dân Đà Nẵng với động lực và khát vọng phát triển.
Cầu Liên Chiểu – Thuận Phước sừng sững nơi điểm đầu của sự giao thoa giửa sông và biển. Cầu như khoát lên mình một dãi lụa thu hút mọi người bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, nổi bật với những ánh đèn nhấp nháy giữa vùng sông nước mênh mông.
4. Cầu mới Trần Thị Lý
Cầu mới Trần Thị Lý trước đây là cây cầu đường sắt, dưới thời Pháp thuộc mang tên là De Lattre de Tassigny. Cầu Thống chế De Latre De Tassigny (Dài 520m), xây dựng năm 1951 bởi Hãng EIFFEL băng qua eo biển Tourane. sau này đổi tên là cầu Trịnh Minh Thế. Sau năm 1975 tiếp tục đổi tên lần nữa và tên này được sử dụng đến bây giờ, chính là cầu Trần Thị Lý và được nâng cấp thành cầu đường thông thương với cầu Nguyễn Văn Trổi và nối hai bờ sông Hàn.
Cây cầu được xây dựng trên địa điểm của cây cầu đường sắt De Lattre de Tassigny do Hoa Kỳ xây dựng vào năm 1950. Theo thời gian, cây cầu được biến thành cầu dành cho xe máy đi lại, Với ý nghĩa hình dáng một cánh buồm đón gió căng về phía biển cả.
Cầu Trần Thị Lý với chiều dài 731m, mặt cầu rộng đến 34,5m, cùng hệ thống dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực dài 450m (gồm nhịp chính, mố và lối đi ngầm) và hệ thống cây xanh cảnh quan hiện đại
Cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn, cách cầu dài khoảng 1 km, sau hơn 3 năm xây dựng, cầu Trần Thị Lý đã trở thành một thắng cảnh và địa điểm chụp ảnh mới dành cho khách du lịch đến với Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý được thi công vào tháng 4 năm 2009. Sau khi điều chỉnh và lập kỷ lục công nghệ thi công, tổng mức đầu tư cho công trình này 1709 tỷ đồng.
Cầu Trần Thị Lý là cây cầu mới xây dựng lại, sau Cầu Sông Hàn, Cầu Liên Chiểu – Thuận Phước và Cầu Rồng của thành phố Đà Nẵng, hiện đại hơn các cây cầu khác với hệ thống dây văng ba chiều, kết hợp với trụ tháp nghiêng 12 độ về phía tây, cao 145m so với mực nước biển, có trụ đỡ cứng độc đáo nhất với kiến trúc và kết cấu độc đáo Việt Nam. Cây cầu có thiết kế độc đáo, giống như cánh buồm vươn ra biển.
Cùng thưởng thức video vẻ đẹp và độ hoành tráng của Tứ Đại Mỹ kiều Đà Nẵng tại đây bạn nhé!