Sông Hàn – Dòng Sông Pháo Hoa Nổi Tiếng Thành Phố Đà Nẵng
Sông Hàn đoạn qua trung tâm thành phố Đà Nẵng, như một dải lụa thướt tha nhẹ nhàng khoác lên vai thiếu nữ đang độ tuổi xuân thì.
Sông Hàn, con sông gắn liền với nhiều ký ức của bao thế hệ người dân Đà Nẵng, con sông này còn là chứng tích của sự đổi thay, chuyển mình và phát triển từng ngày của thành phố trẻ trung, sôi động, tràn đầy sức sống.
1. Giới thiệu về Sông Hàn Đà Nẵng
Dòng sông Hàn đã làm ngỡ ngàng bao du khách đặt chân đến thành phố Đà Nẵng, lưu luyến không muốn rời đi, và thầm mong một ngày gần nhất sớm được trở lại đây.

Sông Hàn thành Phố Đà Nẵng
Tuy nhiên, tên sông Hàn có nguồn gốc và xuất phát từ đâu vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với người dân bao đời sinh sống tại Đà Nẵng. Có nhiều rất nhiều giả thuyết tên gọi sông Hàn bắt nguồn từ hai chữ “Hàn môn” trên bản đồ Thuận Hoá dưới thời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (năm 1490)

Cầu Sông Hàn biểu tượng của thành phố Đà Nẵng
1.1 Sông Hàn Đà Nẵng bắt nguồn từ đâu?
Trên đầu bản đồ có dòng chữ lớn: “Thuận Hoá Thừa Tuyên Sơn Xuyên Hình Thể Chi Đồ” chỉ bản đồ có hình núi non, cảnh quan, sông ngoài thừa tuyên Thuận Hoá của xứ đàng trong. Sông Hàn ngày nay trực thuộc huyện Điện Bàn, phủ thừa tuyên Thuận Hoá của ngày xưa.

Đôi bờ sông Hàn vào những năm 90 của thập niên trước
Hàn Môn, tên thường được gọi là cửa Hàn, con sông chảy từ sông Cẩm Lệ đỗ thẳng ra cửa Hàn còn được gọi là Hàn Giang hoặc tên gọi khác là sông Hàn.
1.2 Tả ngạn dòng Sông Hàn Đà Nẵng
Tả ngạn sông, có mộ khu chợ lớn còn được gọi là Chợ Hàn (tức Hàn Thị), khu dân cư sầm uất còn được gọi là Phố Hàn hay Phố Hàn. Vậy 3 địa danh được hiển thị: Sông Hàn, Chợ Hàn, Phố Hàn là 3 tên được đặt theo tên chính của cửa Hàn, cụ thể là Hàn Môn.
Sông Hàn bắt nguồn từ sự hợp lưu của các con sông của các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn là nơi hợp lưu của sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện (còn được gọi là sông Đò Toản) chảy về phía bắc, rồi sau đó chảy vào vịnh Đà Nẵng nơi giáp ranh của 2 quận Hải Châu và quận Sơn Trà.

Cầu Thuận Phước bắt qua đoạn cuối Sông Hàn trước khi đổ ra biển đông
2. Sông Hàn Đà Nẵng có bao nhiêu cầu bắc qua?
Du thuyền Đà Nẵng là hành trình khám phá 6 cây cầu đẹp lung linh bắt qua sông Hàn. Dọc trên sông Hàn ngày nay với nhiều điểm tham quan mới lạ, là niềm kiêu hãnh và tự hào của thành phố như: Cầu Sông Hàn, Cầu Rồng, Cầu Thuận Phước, Cầu Trần Thị Lý, Bảo tàng Chăm…. cũng các điểm vui chơi ấn tượng mang đậm dấu ấn thành phố trẻ trung, năng động: Cầu tình yêu, Cá chép hoá rồng, Toà nhà hành chính hình trái bắp…

Cầu Rồng uy nghiêm, lộng lẫy nối đôi bờ sông Hàn
Trong vòng bán kính 2 đến 3 km tính từ cầu Nguyễn Văn Trỗi, du khách có thể tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm, Bán đảo Sơn Trà Công viên Châu Á, Cảng Tiên Sa …

Sông Hàn nơi chứng kiến những màn pháo hoa đẹp mắt
2.1 Du thuyền Sông Hàn Đà Nẵng đêm
Đến với sông Hàn, thả hồn theo dòng nước êm đềm, ngắm nhìn “tứ đại mĩ kiều” kiêu sa, lộng lẫy, bất kể nắng mưa, sừng sững giửa trời mặc kệ mưa, gió, bão bùng.
Nhìn những chuyến du thuyền Sông Hàn Đà Nẵng nhẹ nhàng xuôi dòng mỗi đêm, hay chứng kiến những đoàn tàu đi khơi đánh cá trở về neo đậu trên dòng sông Hàn thơ mộng yên ả, mang đến cho bạn một cảm thấy thật bình yên.